Bạn đang thắc mắc vì sao đeo lens mắt bị cộm? Và cách khắc phục tình trạng mắt cộm khi đeo lens như thế nào. Hãy để chúng mình giải đáp cho bạn nhé.
Lens hay kính áp tròng là phụ kiện làm đẹp cũng như là vật khá tiện lợi, có ích đối với người bị cận hoặc viễn thị. Tuy nhiên đi kèm với mặt ưu đó là mặt khuyết của việc đeo lens, nó có thể khiến mắt bạn bị cộm và khó chịu nhất là với những bạn mới tập đeo lens.
Vậy hãy tiếp tục theo dõi bài viết dưới đây để biết được nguyên nhân và cách xử lý khi đeo lens mắt bị cộm bạn nhé.
1. Vì sao mắt bị cộm khi đeo lens?
Phản ứng phụ của cơ thể
Lens không phải là một bộ phận thuộc cơ thể vì thế khi bạn đeo lens trực tiếp lên mắt thì cơ thể bạn sẽ sinh ra phản ứng không thoải mái như để thông báo mắt bạn có dị vật.
Tuy nhiên với trường hợp cộm vì nguyên nhân này lại khá hiếm vì phần đa mắt bị cộm khi đeo lens thường do đeo lens sai cách.
Mắt bị cộm khi đeo lens là phản ứng phụ của cơ thể
Đeo lens sai cách
Đây là lỗi khá phổ biến nhất là với những bạn mới tập đeo lens. Đeo lens sai cách tức là bạn đeo lens lên mắt không đúng chiều thuận với mắt, lens bị ngược kính. Khi đeo lens đúng chiều, lens sẽ cố định tròng đen mắt không bị cộm và khi chớp mắt lens không di chuyển.
Đeo lens sai cách sẽ gây cộm mắt
Chọn sai kích thước lens
Hầu như mỗi nhãn hàng, thương hiệu sẽ có từng kích thước và đường kính lens khác nhau. Với cả mắt nhỏ đeo lens to sẽ bị cộm hơn nữa còn khó đeo. Do vậy để tránh trường hợp chọn sai kích thước lens, bạn hãy đọc kỹ thông tin lens để chọn size lens phù hợp mắt trước khi mua nhé.
Chọn sai kích thước lens sẽ gây cộm mắt
Do bản thân có bệnh lý
Những bạn có bệnh lý về mắt như cận, viễn, loạn khi đeo lens không đúng độ của mình sẽ rất dễ bị cộm. Ngoài ra có còn có thể làm bệnh lý của mắt nặng thêm vì buộc mắt phải điều tiết nhiều.
Đeo lens không đúng độ sẽ gây cộm mắt
Sử dụng kính áp tròng kém chất lượng
Nếu như bạn không thuộc những nguyên nhân trên vậy thì có lẽ bạn đã mua phải lens có chất lượng kém. Hiện nay trên thị trường xuất hiện rất nhiều loại kính áp tròng khác nhau nên tình trạng thật giả lẫn lộn là khó tránh.
Thường thì lens kém chất lượng giá sẽ cực rẻ, đa dạng mẫu mã nhưng thật ra lại là hàng lậu, chất lượng kém gây nguy hiểm tới mắt người dùng. Vì thế bạn cần mua lens tại những nơi có uy tín bạn nhé.
Sử dụng kính áp tròng kém chất lượng sẽ gây hại tới mắt của người dùng
Vệ sinh lens sai cách
Đi kèm với kính áp tròng là những đồ chuyên dụng như nước nhỏ mắt, dung dịch ngâm lens, nước rửa lens nhằm đảm bảo chất lượng lens tốt nhất.
Chính vì thế chỉ nên vệ sinh lens bằng những đồ chuyên dụng đó, không nên dùng nước máy tại nhà để vệ sinh lens vì điều này có thể gây ra hiện tượng đỏ mắt và giảm chất lượng của kính áp tròng.
Vệ sinh lens sai cách sẽ gây cộm mắt
Sử dụng lại nước ngâm lens
Việc bạn sử dụng lại nước ngâm sẽ làm cho lens tiếp xúc lại bụi bẩn của lần trước. Chính vì thế khi vệ sinh lens xong cần đổ đi phần nước ngâm lens trước để đảm bảo dung dịch ngâm lens lần tới sẽ rửa trôi hết bụi bẩn bám trên kính.
Sử dụng lại nước ngâm lens có thể gây cộm mắt
Đeo lens quá 24h
Nếu bạn đeo lens quá 24h sẽ khiến mắt bạn bị khô, cộm nhức mắt và nặng hơn là mù lòa, viêm loét giác mạc và giảm thị lực. Bởi vốn dĩ khi đeo lens, mắt bạn sẽ phải làm việc với cường độ gấp đôi và đeo lâu quá 24h có thể gây ra những tổn thương nhỏ cho đôi mắt nhạy cảm của bạn.
Chính vì thế chỉ nên đeo lens theo thời gian của bác sĩ khuyên dùng và nhớ thường xuyên nhỏ nước nhỏ mắt chuyên dụng cho lens bạn nhé.
Đeo lens quá 24h sẽ gây nguy hiểm tới mắt
2. Cách đeo lens để không bị cộm mắt
- Trước khi đeo, việc đầu tiên chính là vệ sinh tay sạch sẽ nhằm đảm bảo tay bạn không bị bẩn khi đeo lens vô mắt.
- Bạn cần ngâm lens từ 6 – 8 tiếng để lens có trạng thái tốt nhất, đủ độ ẩm trước khi đeo lên mắt.
Ngâm lens từ 6 – 8 tiếng để lens có đủ độ ẩm
- Kiểm tra tình trạng lens có bị trầy xước hay rách không, có bụi bám hay không trước khi đeo.
- Đảm bảo đeo lens đúng chiều, đeo sai chiều lens có thể khiến mắt bị cộm và gây đỏ rát mắt.
- Khi thấy khô và nhức mắt, bạn nên dùng nước nhỏ mắt chuyên dụng để làm dịu mắt đồng thời trôi đi lớp bụi.
Khi thấy khô và nhức mắt, bạn nên dùng nước nhỏ mắt chuyên dụng
- Sau khi tháo kính áp tròng cần vệ sinh sạch sẽ để đảm bảo không còn bụi bẩn cho lần đeo sau. Đặc biệt khi ngâm lens trong dung dịch trước hết bạn phải thay nước ngâm lens trước đó đi.
3. Một số lưu ý để đeo lens không bị cộm mắt
- Trước khi đeo lens bạn phải rửa tay và dụng cụ đeo rồi mới được đeo lens lên mắt.
Bạn cần phải rửa tay trước khi đeo lens
- Không sử dụng lens bị rách, trầy xước, quá hạn sử dụng.
- Trước và sau khi dùng kính áp tròng luôn dùng nước ngâm lens.
- Thay nước ngâm lens 2 ngày 1 lần để đảm bảo chất lượng của lens.
- Tuyệt đối không rửa lens bằng nước máy hay xà bông mà nên rửa bằng nước rửa chuyên dụng cho lens.
- Khi đi ngoài đường nên mang kính để hạn chế khói bụi bám vào lens làm khô mắt, đỏ mắt và rát mắt.
- Nếu cảm thấy mắt cộm như bụi rơi vào nên lập tức tháo lens ra và vệ sinh thay nước ngâm mới.
- Đối với những bạn có trang điểm nên đeo kính áp tròng trước khi trang điểm để tránh bụi phấn rơi vào mắt gây cộm mắt. Và nhớ trước khi tẩy trang nên tháo kính áp tròng để đảm bảo an toàn cho mắt.
Nên đeo lens trước khi trang điểm để tránh bụi phấn rơi vào mắt gây cộm mắt
Trên là những nguyên của việc đeo kính bị cộm mắt và cách khắc phục tình trạng đó. chúng mình mong bài viết này sẽ hữu ích cho các bạn nhằm trang bị thêm kiến thức về việc đeo kính áp tròng an toàn và đảm bảo cho đôi mắt của mình.
Đăng bởi: Ngân Đỗ